Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Giá vàng và lòng tin


Khủng hoảng tài chính toàn cầu tăng thêm sức hấp dẫn của vàng thế giới hôm nay, đầu tiên là do nỗi sợ một Đại Suy thoái lần thứ hai.

Trên nguyên tắc, giữ vàng là một hình thức bảo hiểm trước rủi ro chiến tranh, khủng hoảng tài chính và giảm giá tiền tệ hàng loạt.

Từ lúc bắt đầu bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Vàng thế giới hôm nay thường được mô tả như là một thước đo tính bất ổn của kinh tế toàn cầu. Vì vậy, câu hỏi được Kenneth Rogoff, GS Kinh tế học và Chính sách Công của ĐH Harvard và từng đoạt giải thưởng Kinh tế học Tài chính năm 2011 của Ngân hàng Hà Lan, đặt ra là: xu hướng lao dốc của giá vàng – từ mức đỉnh là 1.900 USD/ounce vào tháng 8.2011 đến dưới 1.250 USD vào đầu tháng 7.2013 – có thể hiện một lá phiếu lòng tin vào kinh tế toàn cầu?

Nói rằng thị trường vàng thể hiện tất cả những tính chất cổ điển của một bong bóng bị vỡ là đơn giản hóa quá mức.

gia-vang-thi-truong-vang


Không còn nghi ngờ rằng giá vàng tăng ào ạt từ khoảng 350 USD/ounce hồi tháng 7.2003 đến đỉnh đã làm các nhà đầu tư thèm khát. Giá sẽ tăng hôm nay bởi vì mọi người đã tin rằng nó sẽ tăng thêm vào ngày mai.

Người dân bắt đầu bán cổ phiếu ra và mua vàng. Nhu cầu vàng trang sức ở Ấn Độ và Trung Quốc tăng vọt. Các ngân hàng trung ương của thị trường mới nổi đa dạng hóa danh mục đầu tư, rời khỏi đô la và chuyển sang vàng.

Xu hướng mua vàng có một số yếu tố quan trọng. Cách đây 10 năm, vàng được bán ra ở mức thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình trong dài hạn được điều chỉnh theo lạm phát, và sự hội nhập vào kinh tế toàn cầu của ba tỉ công dân ở thị trường mới nổi có thể chỉ có nghĩa là một sức đẩy lớn lao và dài hạn mức cầu.

Yếu tố đó vẫn còn giá trị. Khủng hoảng tài chính toàn cầu tăng thêm sức hấp dẫn của vàng, đầu tiên là do nỗi sợ một Đại Suy thoái thứ hai.

Sau đó, một số nhà đầu tư sợ rằng các chính phủ sẽ nới giảm lạm phát để làm nhẹ gánh nợ công nặng dần và giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng.

Khi các ngân hàng trung ương kéo lãi suất giảm xuống đến 0, không ai quan tâm rằng vàng không sinh lãi. Vì thế thật là vô lý khi nói rằng giá vàng tăng là một bong bóng đã vỡ. Nhưng điều có thực là khi giá vàng tăng, ngày càng nhiều nhà đầu tư ngây thơ tìm cách mua vào.

Gần đây những nguyên tắc cơ bản hơi đảo ngược, và cơn sốt đầu cơ còn đảo chiều nhiều hơn. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm đi; tỉ lệ tăng trưởng của Ấn Độ sụt thẳng so với cách đây vài năm.

Ngược lại, cho dù cắt giảm chi tiêu công không được tư vấn tốt, kinh tế Mỹ rõ ràng đang dần hồi phục. Lãi suất toàn cầu tăng 100 điểm cơ bản kể từ khi Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu đề nghị giảm chính sách nới lỏng định lượng.

Khi Fed nhấn mạnh chủ trương chống lạm phát, khó mà cho rằng các nhà đầu tư cần vàng như một loại phòng hộ (hedge) tránh lạm phát cao.

Và, khi người dân từng đổ xô mua vàng cách đây hai năm giờ đây bán ra, vẫn chưa rõ là chiều giảm liên tục của giá vàng sẽ dừng ở đâu. Một số người đang nhắm đến rào cản có sức thuyết phục là 1000 USD/ounce.

Thực tế, chuyện ủng hộ hay phản bác đầu tư vàng không thay đổi xu hướng này nhiều kể từ năm 2010. Vào tháng 10.2010, giá vàng – tài sản được đầu tư hoàn toàn dựa vào lòng tin – tăng dần và vừa cán mức 1300 USD/ounce.

Nhưng việc giữ vàng, khi đó cũng như bây giờ, không bao giờ là một kiểu đầu cơ. Nếu bạn là một nhà đầu tư có dư tài sản, hay một quỹ kinh doanh tài sản công, ý tưởng hoàn hảo là giữ một tỉ lệ nhỏ tài sản bằng vàng như là một thứ phòng hộ cho những sự cố rủi ro.

Giữ vàng cũng có thể có ý nghĩa đối với tầng lớp trung lưu và những hộ dân nghèo trong những nước như là Trung Quốc và Ấn Độ, vốn hạn chế tiếp cận các hình thức đầu tư tài chính khác.

Đối với phần lớn những tầng lớp khác, vàng chỉ là một trò cờ bạc khác mà người ta có thể mạo hiểm đầu tư.. Và, cũng như với tất cả các trò cờ bạc, điều không nhất thiết là đánh thắng..

Nếu các chính phủ không kiên quyết ấn định giá vàng, như đã làm trước Thế chiến I, thị trường vàng chắc hẳn sẽ rủi ro và bất ổn.

Trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 1, các nhà kinh tế Claude Erb và Campbell Harvey xem xét một số mô hình hợp lý cho giá cơ sở của vàng, và phát hiện rằng, trong trường hợp thuận lợi nhất vàng cũng chỉ gắn kết lỏng lẻo với bất cứ mô hình nào trong số đó.

Thay vào đó, giá vàng thường có vẻ tăng cao hơn nhiều hay xuống thấp hơn nhiều so với giá cơ sở dài hạn trong những thời kỳ lâu dài. (Chiều hướng này không giống trường hợp của nhiều tài sản tài chính khác, như là tỉ giá ngoại hối hay giá cổ phiếu, và mức dao động của giá vàng có thể rất xa).

Những người ky cóp mua vàng đôi khi viện dẫn những dữ liệu trong lịch sử để thấy rằng giá trị lâu dài của vàng vẫn ổn định qua cả thiên niên kỷ.

Ví dụ, nghiên cứu năm 1998 của Stephen Harmston dẫn chứng là, vào thời vua Nebuchadnezzar (chết năm 562 trước Công nguyên) ở Babylon, một ounce vàng mua được 350 ổ bánh mì.

Bỏ qua chất lượng bánh mì Babylon so với thời nay, giá vàng (giá địa phương) ngày nay không quá khác biệt, tương đương với khoảng 600 ổ bánh mì..

Tất nhiên chúng ta không có dữ liệu hàng năm về giá vàng ở Babylon. Chúng ta chỉ có thể giả định là, trải qua các cuộc chiến và những bất ổn khác, giá vàng trên thị trường thực lúc đó cũng hay thay đổi, giống như ngày nay.

Vì thế sự sụp đổ giá vàng thời gian gần đây thực sự không thay đổi xu hướng đầu tư vào vàng bằng cách này hay cách khác.

Giá vàng có thể dễ dàng rơi xuống sâu dưới mức 1.000 USD/ounce, nhưng rồi, chúng có thể dâng trở lên.

Và các nhà làm chính sách nên thận trọng khi diễn giải đà lao dốc của Vang the gioi hom nay như là một lá phiếu tín nhiệm cho thành tích của họ.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét