Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thị trường vàng phục hồi: Thời đại mới hay suy tàn?

Trên thị trường vàng, giá vàng đã hồi phục sau bước giảm choáng váng gần đây. Liệu đây có phải là một cơ hội đầu tư hấp dẫn?

Những yếu tố tác động tới giá vàng?

Giống như tất cả các loại hàng hóa khác, thị trường vàng cũng chịu tác động mạnh từ yếu tố cung/cầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn là những yếu tố tinh tế phản ánh tâm lý nhà đầu tư và lịch sử độc đáo của vàng với tư cách là một kho cất trữ của cải.

Nhu cầu lớn nhất đối với vàng vật chất đến từ ngành công nghiệp chế tác đồ trang sức. Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ đôi khi cũng cần tới vàng làm một số linh kiện. Do đó, họ cũng đóng vai trò là những nhà đầu tư. Giá thành có xu hướng được điều khiển bởi các nhà đầu tư này, bởi vì họ là người có thể quyết định mua hay bán một cách nhanh chóng. Vì vậy, mặc dù các nhà đầu tư này chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nhu cầu vàng thì họ vẫn đóng một vai trò lớn trong diễn biến giá vàng ngắn hạn.

Thị trường vàng phục hồi: Thời đại mới hay suy tàn?
Giá vàng trên đà phục hồi


Về nguồn cung, dòng chảy của vàng ra ngoài thị trường vàng đang bị hạn chế bởi những khó khăn mà các công ty khai thác gặp phải trong quá trình tìm kiếm các mỏ vàng mới. Mặc dù số lượng vàng hiện tại có thể tái chế nhưng chúng cũng chẳng đáng bao nhiêu. Đặc biệt, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh số vàng hiện có cũng như quy mô nguồn tài nguyên vàng chưa khai thác.

Tại sao giới đầu tư muốn sở hữu vàng?

Không phải tất cả các nhà đầu tư đều có mong muốn như vậy. Niều nhà quản lý, nhiều ngân hàng và các quỹ lớn vẫn đang nhấn mạnh sự bất tương quan giữa vàng và các loại tài sản khác. Theo họ, giá vàng không phải lúc nào cũng di chuyển song song cùng với giá trị của cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản đầu tư thông thường khác. Không phải tất cả các nhà quản lý quỹ đều khuyên khách hàng của mình nên để 10% vàng trong danh mục đầu tư của mình.

Tuy nhiên, vàng vẫn được nắm giữ như là một hàng rào chống lại nguy cơ lạm phát. Đó chính là lý do giải thích tại sao giá của kim loại này thường phản ứng mạnh trước những động thái hoặc bình luận của các cơ quan kinh tế.

Chuyên viên quản lý tài sản Tom Stevenson tạ Fidelity tuần trước có nói “Vàng nhận được sự hỗ trợ mạnh sau khi thành viên Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã nói bóng gió về kế hoạch mở rộng hơn nữa gói kích thích tiền tệ. Thị trường vàng có xu hướng tăng khi nỗi lo về gói kích thích xuất hiện”.

Tại sao tôi tin vào đà tăng của vàng…

Marcus Grubb, giám đốc quản lý và đầu tư Hiệp hội Vàng Thế giới tại Lon chia sẻ: “Trừ khi bạn tin rằng kinh tế toàn cầu đang mạnh lên và đà hồi phục đã đủ vững chắc để các Ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất, bạn có thể kết luận rằng đà tăng mà chúng ta chứng kiến gần đây đã đi quá xa”.

“Thực tế là, các ngân hàng trung ương có rất ít lựa chọn thay vì phải duy trì lãi suất ở mức cực thấp để kích thích tăng trưởng. Lạm phát sẽ tiếp tục leo cao và khiến đồng tiền trở nên mất giá”.

“Chúng ta có thể đề cập tới kế hoạch thu hẹp gói QE, có thể lo lắng về sự khởi đầu của việc kết thúc gói nới lỏng định lượng, nhưng trong thực tế, FED và Ngân hàng Anh sẽ phải duy trì gói kích thích kinh tế thêm nhiều năm nữa. Và điều này sẽ hỗ trợ tốt cho giá vàng “.

Theo ông Grubb, nguồn cung hạn chế cũng là một yếu tố kéo kim loại này đi lên.

…và tại sao tôi lại không tin

Chuyên gia James Sutton tại JPMorgan nhận xét: “Chúng tôi quyết định hạ dự báo giá vàng cuối năm nay bởi những dấu hiệu tích cực trong các hoạt động kinh tế và sản xuất công nghiệp.”

“Đặc biệt, các kim loại cơ bản khác có khả năng còn hồi phục mạnh hơn cả giá vàng. Nhiều chỉ báo cho thấy đà tăng của quý kim đã đi qua và điều đó là sự thật. Thị trường vàng đang rất u ám. Vàng đang trở nên kém hấp dẫn nếu bạn tin rằng chúng ta đang từng bước tiến tới sự hồi phục”.

Ông biện luận rằng chi tiêu cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc đang gia tăng và châu Âu chỉ cần có sự thay đổi trong tâm lý thị trường là có thể vượt qua cơn sóng gió này.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét