Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay được cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu (thời điểm quí 1-2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (vào quí 1-2013)
Thặng dư trong cán cân thanh toán đã hỗ trợ Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay tăng từ 2,2 tháng nhập khẩu vào đầu năm 2012 lên 2,8 tháng vào cuối quí 1 năm nay. Dự trữ ngoại hối cải thiện là một trong những yếu tố góp phần cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, theo Báo cáo.
Thông lệ trên thế giới, mức dự trữ ngoại hối an toàn của một quốc gia cần tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước đó.
Với các nước có tỷ lệ đô la hóa cao hay phải đối mặt với rủi ro đảo chiều đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp (như Việt Nam) thậm chí cần mức dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi có hiện tượng đảo chiều của các dòng vốn ngoại. Rủi ro này đã xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Thái Lan, Indonesia trong khủng hoảng tài chính năm 2008.
Các tác giả Báo cáo của WB lý giải sự gia tăng này là do các kênh cân đối ngoại tệ của Việt Nam đã được cải thiện cùng với sự bùng nổ của xuất khẩu và dòng kiều hối về đều.
Thặng dư trong cán cân thanh toán đã hỗ trợ Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay tăng từ 2,2 tháng nhập khẩu vào đầu năm 2012 lên 2,8 tháng vào cuối quí 1 năm nay. Dự trữ ngoại hối cải thiện là một trong những yếu tố góp phần cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, theo Báo cáo.
Thông lệ trên thế giới, mức dự trữ ngoại hối an toàn của một quốc gia cần tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước đó.
Với các nước có tỷ lệ đô la hóa cao hay phải đối mặt với rủi ro đảo chiều đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp (như Việt Nam) thậm chí cần mức dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi có hiện tượng đảo chiều của các dòng vốn ngoại. Rủi ro này đã xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Thái Lan, Indonesia trong khủng hoảng tài chính năm 2008.
Các tác giả Báo cáo của WB lý giải sự gia tăng này là do các kênh cân đối ngoại tệ của Việt Nam đã được cải thiện cùng với sự bùng nổ của xuất khẩu và dòng kiều hối về đều.
Thứ nhất, xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ hai, cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất (9,9 tỉ đô la Mỹ) và vượt qua các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như dầu thô, may mặc, giày dép… Điện thoại, điện tử, máy tính và linh kiện chiểm chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2012, Việt Nam đạt tăng dư thương mại Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay lần đầu tiên kể từ 1992. Cũng trong năm 2012, Việt Nam đạt thăng dư cán cân thanh toán ở mức kỷ lục, đây là bước chuyển đáng ghi nhận từ mức thâm hụt 11% GDP (năm 2009) sang mức thặng dư 5,9% (năm 2012). Cán cân vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong năm nay tuy mức độ sẽ thấp hơn năm 2012.
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của WB cũng cho biết, môi trường kinh tế vĩ mô hiện tương đối ổn định. Song, thách thức là tăng trưởng chậm đã kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tăng trưởng GDP tăng 5,25% trong năm 2012 (theo giá so sánh 2010), mức thấp nhất kể từ năm 1998. Từ 2010 đến 2013, lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines.
“Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng”, trích báo cáo.
WB cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,3% trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014. Lạm phát dự kiến ở mức 8,2% vào cuối năm 2013.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét